
Sự khác biệt giữa Analog và Digital và tại sao nên sử dụng bộ đàm Digital
Dưới đây là một số điểm so sánh giúp bạn phân biệt giữa tín hiệu Analog và tín hiệu Digital:
Đặc điểm | Tín Hiệu Analog | Tín Hiệu Digital |
Tính liên tục | Liên tục: Tín hiệu thay đổi mượt mà theo thời gian. | Không liên tục: Tín hiệu chỉ có hai trạng thái rõ ràng (0 và 1). |
Giá trị tín hiệu | Tín hiệu có thể có vô số giá trị trong một dải nhất định (ví dụ 0-10V, 4-20mA). | Tín hiệu chỉ có hai giá trị: 0 và 1 (ON/OFF). |
Ứng dụng | Dùng để đo lường các thông số liên tục như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng… | Dùng để điều khiển các thiết bị đơn giản như bật/tắt, đóng/mở. |
Khả năng chống nhiễu | Dễ bị nhiễu: Tín hiệu Analog dễ bị suy giảm và nhiễu trong quá trình truyền tải. | Chống nhiễu tốt: Vì tín hiệu có hai mức giá trị rõ ràng. |
Độ chính xác | Cung cấp độ chính xác cao hơn trong các ứng dụng cần đo lường liên tục. | Độ chính xác không cao bằng Analog trong các ứng dụng đo lường. |
Độ phức tạp | Phức tạp hơn: Xử lý tín hiệu Analog đòi hỏi phần cứng và phần mềm phức tạp. | Đơn giản hơn: Dễ dàng xử lý và truyền tải trong các hệ thống số. |
Bộ đàm hoạt động ở 2 chế độ Analog và Digital đều là những chế độ thu và phát tín hiệu âm thanh dưới dạng sóng vô tuyến. Tín hiệu âm thanh trong phạm vi nhất định được thu lại, khuếch đại rồi phát đi dưới một tần số UHF hoặc VHF được cài đặt sẵn trong bộ đàm.
Vậy giữa 2 bộ đàm Analog và Digital khác nhau như thế nào?
Bộ đàm Analog
Tín hiệu Analog là dạng sóng tự nhiên được ghi lại từ những tín hiệu âm thanh, được thể hiện dưới dạng hình sin, cos hoặc 1 dạng đường cong bất kỳ. Bộ đàm ở chế độ Analog sẽ thu tín hiệu âm thanh nguyên bản này, khuếch đại tùy theo công suất của bộ đàm; rồi phát âm thanh đi như ta thường nghe thấy dưới một tần số UHF hoặc VHF nhất định.
Âm thanh truyền tải từ bộ đàm ở chế độ Analog sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vật cản trên đường, nhiễu từ những nguồn tín hiệu khác, cường độ âm thanh bị giảm dần theo thời gian và khoảng cách …. Do vậy, khi âm thanh Analog được truyền đi ở khoảng cách xa thì chất lượng âm thanh không còn tốt như ở khoảng cách gần cùng với đó là những tạp âm đi kèm như tiếng ồn, âm thanh nhỏ, bị bóp méo …
Bộ đàm Digital
Tín hiệu Analog sau khi được thu sẽ mã hóa thành thành dạng tín hiệu nhị phân có giá trị điện áp là 0 và 1 được gọi là tín hiệu Digital. Bộ đàm Digital là bộ đàm sử dụng tín hiệu hiệu Digital được truyền đi dưới dạng tần số UHF hoặc VHF và phát ra âm thanh như bộ đàm Analog.
Âm thanh chế độ Digital là một dạng tín hiệu được biểu diễn bằng các giá trị là 0 hoặc 1. Do đó, việc hiệu chỉnh tần số, công suất phát, âm thanh to nhỏ... trên tín hiệu Digital vô cùng đơn giản và chính xác. Các thao tác thay đổi, hiệu chỉnh tần số trên bộ đàm Digital cũng rất linh hoạt, có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Ưu điểm và nhược điểm của bộ đàm Analog và bộ đàm Digital
Bộ đàm Analog
Ưu điểm bộ đàm Analog:
- Công nghệ giọng nói tự nhiên, tính năng được người dùng ưa chuộng
- Dễ dàng thao tác, sử dụng
- Băng thông 25KHz được sử dụng tối đa
- Đa dạng sản phẩm, phụ kiện thay thế
Nhược điểm bộ đàm Analog:
- Chỉ có 1 nhóm liên lạc trên 1 tần số
- Tính năng, chức năng mở rộng bị hạn chế và không được hỗ trợ, cập nhập phần mềm mới nhất
Bộ đàm Digital
Ưu điểm bộ đàm Digital:
- Bộ đàm Digital cho phép hoạt động ở hai chế độ: digital và analog
- Giảm chi phí đầu từ trạm chuyển tiếp (Repeater)
- Cự ly liên lạc xa hơn
- Tiết kiệm băng thông hơn
- Dễ dàng kết nối với hệ thống bộ đàm nào khách hàng đang sử dụng
- Công nghệ lọc tạp âm, khử tiếng ồn
- Cập nhập công nghệ, phần mềm liên tục
Nhược điểm bộ đàm Digital:
- Chi phí đầu từ cao hơn bộ đàm chế độ Analog
- Cần nhiều thời gian, kỹ năng để thành thạo các chức năng và tính năng